Mục đích, ý nghĩa và quá trình xây dựng các nghĩa trang trên đại bàn tỉnh Điện Biên

Sau ngày giải phóng, Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền chăm lo toàn diện về chính sách, đời sống đối với các gia đình liệt sĩ, thương binh, gia đình có công với cách mạng, đồng thời xây dựng các nghĩa trang liệt sĩ quy tập hài cốt liệt sĩ về các nghĩa trang để tôn vinh nơi an nghỉ cuối cùng  và tôn vinh những chiến công đã đi vào huyền thoại của dân tộc. Giúp các thân nhân liệt sĩ, cộng đồng, đồng đội trong và ngoài nước viếng thăm. Ngày non nước thái bình những người đồng đội vẫn nhớ thương, day dứt khôn nguôi hăng ước mơ đưa hài cốt đồng đội về quy tụ trong nghĩa trang liệt sỹ, để được ban quản trang chăm sóc phần mộ và có dịp trở lại tri ân cùng đồng đội.

Việc quy tập nghĩa trang liệt sỹ, xây dựng nghĩa trang liệt sỹ là tôn vinh công lao vĩ đại của các liệt sỹ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đồng thời còn là nơi đưa các liệt sỹ trở về nơi an nghỉ vĩnh hằng cùng đồng đội tại các nghĩa trang. Để thế hệ hôm nay và mai sau đến nơi này như mở cuộc hành hương hướng về cội nguồn dân tộc và bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với thế hệ đi trước. Bằng tất cả tấm lòng và sự nỗ lực vô cùng với trái tim đầy trân trọng và tự hào về thành quả cách mạng đã giành được, bằng sức mạnh tổng hợp với trí tuệ các cấp nghành: Khoa học lịch sử, khoa học xã hội, hội nghệ thuật, mỹ thuật, các kiến trúc sư, các nhà điêu khắc đã tham gia đóng góp ý kiến để làm nên những công trình nghĩa trang với kiến trúc đậm đà bản sắc dân tộc

Bên đài liệt sỹ thiêng liêng không ai có thể dấu nổi nỗi niềm xót thương. Với sự cảm thông sâu sắc chúng ta hãy cùng biết chia sẻ những đau thương, mất mát to lớn không gì bù đắp nổi đối với thân nhân các gia đình liệt sỹ, những người mẹ mất con, những người vợ mất chồng, những người con mất cha…bao năm lặng lẽ kiên cường vượt qua khó khăn, thử thách để sống xứng đáng với những người đã khuất.

Việc quy tập hài cốt liệt sỹ và xây dựng nghĩa trang liệt sĩ có mục đích và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Các nghĩa trang liệt sỹ sẽ trở thành nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau hiểu sâu sắc thêm về giá trị của những ngày hòa bình mà chúng ta đang được sống

Từ sau ngày giải phóng Điện Biên và giải phóng Miền Nam Đảng và Nhà nước đã thành lập những ban quy tập và điều một số cán bộ chiến sĩ đã từng tham gia chiến đấu ở chiến trường Tây Bắc – Điện Biên Phủ và chiến trường 6 tỉnh Bắc Lào trở lại chiến trường xưa để quy tập hài cốt đồng đội về các nghĩa trang tại Điện Biên Phủ – Vùng đất một thời rền vang bom đạn với những chiến công oanh liệt oai hùng mãi mãi vang dội núi sông. Đó là lớp thế hệ cán bộ, chiến sĩ cách mạng Việt Nam đã được tôi luyện, thử thách qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc ta. Tiêu biểu là cuộc đụng đầu lịch sử giữa quân đội Việt Nam và quân đội Viễn chinh Pháp trong 55 ngày đêm lịch sử tại chiến trường Điện Biên Phủ. Quân dân Việt Nam đã làm nên những điều thần kỳ mà kẻ thù vẫn cho rằng không thể làm được. Trong cuộc chiến đấu khốc liệt ấy hàng nghìn bộ đội, dân công đã nêu cao, những tấm gương chiến đấu anh dũng và mãi mãi ra đi gửi lại tuổi thanh xuân của mình để góp phần làm nên chiến thắng: “ Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Biết bao tấm gương chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo không quản ngại hy sinh tất cả để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược. Những bông hoa tươi thắm của chủ nghĩa anh hùng cách mạng như Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Trần Can, Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Văn Nọa, Hoàng Văn Nô… đã viết nên trnag sử hào hùng, viết nên một huyền thoại Điện Biên đời đời ghi dấu về sức mạnh phi thường của dân tộc Việt Nam. Từ sau chiến thắng, Điện Biên Phủ đã trở thành địa chỉ đỏ, trở thành mốc son lịch sử chói lọi không thể nào phai, là điểm hẹn lịch sử cho những chiến đấu tranh xâm lược trong thời đại ngày nay như lời Đại tướng Võ Nguyễn Giáp. Chiến thắng Điện Biên Phủ trở thành bản anh hùng ca bất hủ của dân tộc Việt Nam và của cả nhân loại. Chiến thắng vĩ đại đó đã tác động cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Những người chiến sỹ Điện Biên năm xưa trở lại đây là để chiêm nghiệm lại những chiến công đã đi vào huyền thoại, thắp nén tâm nhang viếng hương hồn những người đã khuất.

Cuộc chiến đấu đã lùi xa vào dĩ vãng, vết thương đã lành trên da thịt nước mắt đã bao lần chảy về tim. Từ đường xa ngàn rặm biết bao người đã đi tìm mộ người dân hy sinh ở chiến trường Điện Biên Phủ. Đến với Điện Biên Phủ – mảnh đất thiêng liêng nơi địa đầu tổ quốc mà trận Điện Biên Phủ năm xưa vẫn thăm thẳm vọng về cơn bão lửa 55 ngày đêm lịch sử. Nơi hàng vận sinh linh đã anh dũng ngã xuống mảnh đất này vì nền độc lập tự do của dân tộc và của nhân loại, nên các nghĩa trang liệt sỹ ở Điện Biên Phủ  là những công trình “ Trái tim” đến với “ Trái tim”. Là nơi khắc ghi trang sử hào hùng và bi tráng của lịch sử là hiện thân của sự hy sinh thế hệ cha anh vì nền độc lập dân tộc để cả dân tộc và nhân loại đến đây kính cẩn nghiêng mình trước vong linh các liệt sỹ.

Tổng số có 4 nghĩa trang liệt sỹ ở Điện Biên Phủ do tỉnh quản lý trong đó:

  • 3 nghĩa trang liệt sỹ chiến dịch Điện Biên Phủ ( A1, Him Lam, Độc Lập) quy mô cấp quốc gia được quy tập và xây dựng từ năm 1957 đến nay, được nâng cấp theo quyết định 07/TTg ngày 06/1/1993 của Thủ tướng Chính phủ.
  • 1 nghĩa trang quy mô cấp tỉnh ( Nghĩa trang quân tình nguyện Việt Nam) – Tông Khao.

Sau ba năm giải phóng Điện Biên ( năm 1957) một số cán bộ chiến sỹ được điều trở lại Điện Biên thu thập hài cốt đồng đội khắp chiến trường Điện Biên Phủ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *